Imatge de l'autor
19 obres 238 Membres 3 Ressenyes

Sobre l'autor

Crèdit de la imatge: By Source (WP:NFCC#4), Fair use, https://en.wikipedia.org/w/index.php?curid=59741998

Obres de Rimpoche Nawang Gehlek

Etiquetat

Coneixement comú

Altres noms
Nag-dban-dge-leg
Data de naixement
1939
Gènere
male
Nacionalitat
Tibet (birth)
USA (citizenship)

Membres

Ressenyes

Đây là một cuốn sách đơn giản, mộc mạc, rõ ràng và khúc chiết về các khái niệm vốn quen thuộc, nhưng không dễ giải thích thấu đáo trong giáo lý nhà Phật: sự sân hận, sự luyến ái, và bản ngã.
Ngoài ra, tác giả cũng có một số giải thích tuy ngắn gọn, nhưng rất mạnh mẽ về tiến trình của sinh và tử. Khá thú vị để mọi người suy ngẫm. Và cũng sẽ là thách thức để có thể trải nghiệm và chứng thực những kiến thức này đối với một con người bình thường.
Trong khi thực tập thiền quán cần nhiều thời gian để toạ thiền, việc bổ sung kiến thức cũng là điều quan trọng. Và hy vọng Sống chết an lành có thể mang đến cho bạn được những kiến thức quý báu, hỗ trợ việc hành thiền.
Tôi chia sẻ ở dưới đây một số ghi chú của tôi khi đọc sách.

- Nếu bạn có thể thừa nhận rằng mình đang giận và dành hai ba phút để nhìn vào tâm trí mình thì bạn sẽ cảm thấy hơi xấu hổ, hơi mềm yếu, hơi ngượng ngùng. Và khi trải qua cảm giác ấy cơn giận dịu đi rất nhiều.
- Nếu bạn tỏ ra bực bội thường xuyên, nó có thể dễ dàng bùng lên thành cơn giận khủng khiếp. Vì thế đừng làm cho nó trở thành một thói quen. Bạn đang chơi đùa với lửa đấy.
- Khi có gì xấu xảy ra và bạn sai lầm, thì hãy quy lỗi cho những tình cảm bất thiện và các nguồn gốc của chúng, chứ đừng nổi giận với chính mình.
- Một hiền triết Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy đã từng nói: "Ta có thể nhìn sâu vào khổ đau để xem có thể thay đổi được gì không. Nếu có thể thay đổi được thì hãy cố hết sức. Nếu không thì việc gì phải buồn? Sự buồn bã sẽ làm chồng chất thêm khổ đau."
- Sự luyến ái làm cho bạn cảm thấy hưng phấn, mặc dù nó không phải là cảm xúc thiện lành. Nó đem đến khoái cảm, mặc dù nó không phải là niềm vui thật sự vì nó không kéo dài lâu và gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi sự luyến ái lên ngôi, đôi khi ta cảm thấy mình đang gặt hái được một điều gì đó, chúng ta đã chiến thắng, nhưng trong vòng một thời gian ngắn, mọi việc có thể đổi thay và mọi việc dường như tuột khỏi tầm tay. Ta thấy không thu hái được gì, không thắng lợi được gì. Trái lại chúng ta đang mất mát, đã bị thất bại. Rồi đau khổ đến với giá phải trả cao hơn khoái cảm ban đầu.
- Giữa luyến ái và tình thương có một sự khác biệt rất tinh tế. Đường phân cách hai loại tình cảm này rất mong manh, khó thấy. Tình thương xuất hiện cùng với sự luyến ái, sự luyến ái cùng đến với tình thương. Bằng cách nào đó khi chúng ta có tình thương thì luyến ái cũng len lỏi đến. Bạn khó mà phân biệt một cách dễ dàng rằng ban đang mong muốn những gì tốt đẹp xảy ra cho đối tượng mình thương với ước muốn kiểm soát đối tượng ấy. Và đó là lý do vì sao mình cố gắng bao nhiều thì yêu thương vẫn hơi khó khăn. Nhưng bạn đừng cảm thấy buồn bực gì khi tình thương của mình có pha lẫn với sự luyến ái. Sự luyến ái khó kiểm soát được. Đó là chất keo giữ cho chúng ta dính chặt vào vòng luân hồi sinh tử.
- Có một cách để biết loại cảm xúc mà bạn đang có trong lòng có phải là luyến ái không. Bạn hãy xem xét cảm giác của bạn như thế nào, nó ảnh hưởng đến cách cư xử của bạn ra sao, và nó khuấy động sự yên tĩnh trong tâm hồn của bạn hay không?
- Thoạt đầu, luyến ái có thể đem lại sự phấn khích và hạnh phúc. Nhưng trong hạnh phúc ấy, trong sự phấn khích ấy, nếu nhìn kỷ, ta sẽ thấy sự đòi hỏi của dục vọng, một thứ dục vọng làm cho ta muốn sở hữu hay muốn thuộc về. Lòng mong muốn sở hữu ngày càng mạnh mẽ. Rồi mình muốn đối tượgn phải đúng như mình mong đợi chứ không thích nó như hiện trạng. Mình mong muốn nó phải thuộc về mình mà không thuộc về ai khác.
- Sự luyến ái cũng làm cho bạn mụ người đi. Bạn không thể suy nghĩ một cách rõ ràng. Đầu óc bạn bị bận rộn, ám ảnh. Bạn chỉ có thể nghĩ về điều đã mất, chứ không nghĩ đến những điều đã được. Bạn nhớ lại thứ khoái cảm đã đạt đuwojc và buồn bã vì nó đã mất. Bạn không nhớ đến sự đau khổ phải trải qua khi cố níu kéo mối quan hệ.
- Khi bạn thấy mình hành xử theo lối này thì bạn bắt đầu nhận thức được đó là mình đã bị dính mắc như thế nào. Nhận thức này chỉ đến khi bạn đã tự kiểm tra. Nếu bạn kiểm tra thường xuyên thì sẽ không có ngạc nhiên. Chỉ có điều bạn không có thói quen tự kiểm tra.
- Có một lần một người ở Hongkong nói với tôi: “Ông nói với tôi đừng nên có lòng luyến ái đối với những vật dễ thương. Vậy thì tôi nên làm gì với chiếc xe Rolls-Royce của tôi đây?” Tôi đáp: “Nếu ông thích lái xe Rolls-Royce thì tốt thôi. Nhưng nếu để chiếc Rolls-Royce lái ông thì ông sẽ gặp rắc rối đấy.”
- Để cho tia lửa gây nên ngọn lửa thì phải có vật liệu dễ cháy. Vật liệu dễ bắt lửa là cái ngã. Nó bắt lửa khi nó tự bảo vệ. Những ngọn lửa là sự giận dữ và ám ảnh, kiêu căng và ghen ghét. Nhiên liệu làm cho ngọn lửa cháy hoài là sự sợ hãi.
- Thông thường người ta hay nghĩ rằng chỉ có một chân lý. Nhưng theo kinh nghiệm của Phật, mà ngài đã chia sẻ với chúng ta, thì chúng ta có hai chân lý và cuộc sống của chúng ta hoàn toàn dựa và hai chân lý ấy - chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối. Chân lý tuyệt đối thì không thể đo lường được. Chân lý tương đối cho phép chúng ta đo lường, phán xét, giữ quan điểm, lập trường, theo phe này phái nọ - theo phe bạn, phe tôi - tất cả đều có thể được bởi vì đó là chân lý tương đối. Điểm tham chiếu của chân lý tương đối là chân lý mà xã hội chấp nhận. Quan điểm của chân lý tuyện đối là không có gì tồn tại như người ta vẫn tưởng. Chân lý tuyệt đối chứa bí mật của cuộc sống. Bạn cần cả hai để tồn tại.
- Đối với những người hiểu chân lý tuyệt đối, tri giác thay đổi rất nhiều. Mọi thứ mà họ thấy - những bức tường, cửa sổ, con người, đường sá - đều không cứng chắc, bền vững, tuyệt đối, nguyên vẹn. Mọi thứ mà họ thấy đều mong manh; ngay cả cái cửa sổ cũng được tạo nên bằng những hạt, đặc biệt là thuỷ tinh đông cứng bằng gas.
- Dù chúng ta có nhận ra hay không, thì cuộc sống của chúng ta vẫn dựa trên cả hai - cái tương đối và cái tuyệt đối. Trí tuệ chính là sự hiểu biết điều ấy. Con đường đến tự do là trí tuệ và từ bi. Tự do là kết quả, sự hoàn thiện cơ thể và tâm trí.
… (més)
 
Marcat
viethungnguyen | Dec 7, 2020 |
Written for a layperson, Good Life, Good Death the kind of book you would give to someone who is terminally ill. There are of unverifiable anecdotes. The book meanders a little bit, bouncing around a bunch of Buddhist concepts, but the author’s kindheartedness (perhaps bodichitta?) shows through and there are some nuggets of practical advice.
1 vota
Marcat
madcatnip72 | Hi ha 1 ressenya més | Oct 1, 2009 |
Who are we? Where did we come from? Where are we going? How do we get there? Many have asked these questions, and many have attempted to answer them. But there is another question Good Life, Good Death asks us to contemplate: how does the idea of life after death affect how we live our lives? Gelek Rimpoche tells stories of the mystical Tibet he lived in, as well as the contemporary America he is now a citizen of, and shares the wisdom of the great masters. He asks us to open our minds and see if we can entertain a bigger picture of life after life, even for a moment. He makes the connection between powerful emotions such as anger, obsession, jealousy and pride, and our past as well as our future.… (més)
 
Marcat
PSZC | Hi ha 1 ressenya més | Mar 24, 2019 |

Llistes

Potser també t'agrada

Estadístiques

Obres
19
Membres
238
Popularitat
#95,270
Valoració
½ 3.5
Ressenyes
3
ISBN
15
Llengües
2

Gràfics i taules